Apple cũng chiếm 4 trong số 5 mẫu smartphone cao cấp hàng đầu trên thị trường toàn cầu. iPhone 11 là dòng smartphone chiếm ưu thế, chiếm tới 30% doanh số trong phân khúc. iPhone 11 Pro Max (9%) và iPhone 11 Pro (7%) là dòng tiếp theo tiếp theo là iPhone XR (6%) và Huawei Mate 30 Pro 5G (3%).
![]() |
Thị phần của các mẫu smartphone trong quý 1/2020 |
Apple cũng thống trị tất cả các bảng xếp hạng thị trường trong các khu vực ngoại trừ thị trường Trung Quốc, nơi mà Huawei là thương hiệu điện thoại thông minh cao cấp chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu. Samsung đứng ở vị trí thứ hai trong tất cả các thị trường khu vực ngoại trừ thị trường Trung Quốc, nơi Apple chiếm vị trí đó. Vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng khu vực mang đến sự đa dạng với Google, Huawei, OnePlus, Xiaomi và Oppo mỗi người kiếm được một vị trí trên bảng xếp hạng trong 7 khu vực được nêu ra trong báo cáo.
Các thiết bị có giá từ 600 đến 799 USD tăng trưởng mạnh nhất trong quý 1 năm nay mà theo đánh giá Counterpoint Research chủ yếu là do thành công của mẫu smartphone iPhone 11. Thị phần của điện thoại 5G trong phân khúc cao cấp cũng đang tăng lên và hiện chiếm 20% thị trường điện thoại thông minh cao cấp.
Phan Văn Hòa (theo Gsmarena)
Dù gặp khó khăn do lệnh cấm vận của Mỹ, lượng điện thoại Huawei bán ra toàn cầu vẫn tăng trưởng ổn định.
" alt=""/>Các lô hàng smartphone cao cấp giảm 13% trong Q1 năm nayCùng một lúc, Apple trở thành mục tiêu của hai cuộc điều tra từ châu Âu. Cuộc điều tra đầu tiên muốn tìm hiểu chính sách App Store có vi phạm luật cạnh tranh EU không sau khi Spotify và Rakuten khiếu kiện vì khoản phí 30% phải nộp cho Apple thông qua kho ứng dụng.
Margrethe Vestager, người đứng đầu bộ phận chống độc quyền EU, cho biết họ muốn bảo đảm quy định của Apple không làm tổn hại cạnh tranh tại các thị trường nơi mà Apple đang đối đầu với các nhà phát triển ứng dụng khác, chẳng hạn với Apple Music với Spotify.
Spotify tố Apple lợi dụng App Store để cản trở đổi mới, hạn chế lựa chọn của khách hàng để ưu tiên dịch vụ Apple Music. Rakuten cũng nộp đơn kiện tương tự lên EU từ đầu năm nay, cáo buộc Apple phản cạnh tranh khi lấy hoa hồng 30% với các sách điện tử bán qua App Store trong khi vẫn quảng bá dịch vụ Apple Books của mình.
Cuộc điều tra thứ hai nhằm vào dịch vụ thanh toán Apple Pay để xem nó có vi phạm luật cạnh tranh EU hay không. Apple hạn chế truy cập chức năng giao tiếp trường gần (NFC) trên iPhone và Apple Watch, đồng nghĩa với các ngân hàng và tổ chức tài chính khác không thể cung cấp thanh toán NFC trên ứng dụng riêng.
Bà Vestager chỉ ra lượng sử dụng thanh toán di động tăng tại châu Âu vì dịch bệnh là động lực để EU điều tra Apple Pay. Bà cho rằng điều quan trọng là các biện pháp mà Apple đặt ra không được ngăn cản người dùng hưởng lợi ích từ công nghệ thanh toán mới như lựa chọn tốt hơn, chất lượng, đổi mới và giá cả cạnh tranh.
Vài tháng trước, các nhà lập pháp Đức biểu quyết luật buộc Apple phải cho các công ty khác tiếp cận chip NFC trên iPhone. Tuy nhiên, nhà sản xuất iPhone khẳng định động thái sẽ làm hại tới bảo vệ dữ liệu, an toàn của thông tin tài chính.
Cả hai cuộc điều tra đều bắt đầu từ hôm qua (16/6). Trước đó một ngày, Apple công bố báo cáo chỉ ra App Store thúc đẩy 519 tỷ USD giao dịch toàn cầu, dưới dạng vật lý lẫn kỹ thuật số, trong năm 2019.
Trong tuyên bố, người phát ngôn Apple bày tỏ thất vọng vì EC sử dụng khiếu kiện vô căn cứ từ một số công ty muốn hưởng lợi miễn phí và không muốn chơi theo luật giống mọi người. Ngược lại, Spotify mô tả cuộc điều tra như “ngày tốt lành” với người dùng, bản thân công ty cũng như giới lập trình viên.
Du Lam (Theo The Verge)
Apple vừa công bố kết quả một nghiên cứu có thể khiến mọi người kinh ngạc trước ảnh hưởng sâu rộng mà kho ứng dụng App Store mang lại.
" alt=""/>EU điều tra App Store và Apple Pay